Việc thiết kế xây dựng nhà nuôi yến và hoàn thiện quy trình nuôi yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi yến trong nhà trên toàn quốc. Nhayen.vn sẽ giới thiệu cho bạn những điểm cần nắm rõ khi xây dựng nhà nuôi yến thông qua bài viết sau.
1. Ván làm tổ cho chim yến
Chim yến tiết nước bọt làm tổ để sinh sản nên tổ rất dính và gắn được trên nhiều vật liệu như đá, tường gạch tô cement, tấm bêtông và ván gổ …, nhưng không gắn trên sắt thép và ván nhựa giả được vì không thấm nước.
Ở Indonesia, trước năm 1996, thời kỳ đầu của ngành nuôi chim yến, ván Teak (Giả Tị) được chọn dùng vì nhiều nhà chim yến tự nhiên vào ở là sử dụng ván Teak làm rui kèo cột, đòn tay.., chim yến làm tổ trên các tấm ván này. Ván giả tị có đặc điểm mạnh cho chim yến làm tổ là thớ gỗ lớn, xốp nhẹ, hút nước nhanh, còn ván căm xe, gỏ, trắc …dùng không hiệu quả vì thớ gỗ nhỏ, cứng nặng, hút nước chậm ít .. Và đắt tiền.
Các nhà khoa học và chủ nhà yến đã thăm dò và kết luận chim yến thích gắn tổ lên trên các tấm ván vì chim dể bám hơn trên tường gạch đá. Khi chim treo mình làm nền tổ, nước bọt phun ra ván hút nước tốt hấp thu khô nhanh nên chim làm nền tổ xong nhanh, chim không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều khi chim treo mình làm tổ.
Ván giả tị không mùi, không có vị đắng và ít bị mạt gỗ xâm hại, khi đóng chắc chắn không lung lay, đây chính là một yếu tố quan trọng để chim yến đeo bám lên ván ở lại nhà yến.
2. Luân chuyển không khí trong nhà yến

Để một nhà yến hấp dẫn được chim về ở các yếu tố về môi trường phải thực hiện đồng bộ, tuy nhiên yếu tố “ Không khí trong nhà yến luân chuyển với mức độ nào “ thường bị bỏ qua ,và đây là một nhân tố chủ lực để chim yến sau khi vào thăm dò và có quyết định ở lại hay không trong thời gian đầu của nhà yến từ 2-3 tháng? Trong thời gian đầu chim yến vẫn đến thăm viếng và trú ở ban đêm, nhưng sau 1-2 tháng số chim ở lại giảm dần và đến thời gian làm tổ gần như vắng bóng chim quần đảo trên nhà yến.
Hiện tượng chim yến về, quần đảo thải phân dính khắp tường thông tầng hay lác đác vài con, vào trong một nhà yến mà âm thanh, nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng đều đạt là do không khí trong nhà yến không luân chuyển đúng yêu cầu, được chuyển động từ dưới lên và thoát ra lổ ra vào vào các lổ thoát khí được sắp đặt đúng.
“ Nhà yến làm đúng kỹ thuật, chắc chắn chim về ở, mỗi năm tăng đàn càng nhiều, nhà yến làm không đúng kỹ thuật thì không thể thành công được vì chim không ở được, yếu tố lộc trời cho là số lượng chim về ở ngày mỗi nhiều mà ai cũng mong ước có vài kg tổ /tháng”
Yếu tố không khí luân chuyển trong nhà yến, theo tôi vô cùng quan trọng so với các yếu tố môi trường khác trong nhà yến. Đây là yếu tố mà nhiều nhà yến ở dể bị vướng và dẩn đến tình trạng nấm mốc, không khí trong nhà yến luôn nóng hầm khiến chim không thể ở được. Việc chỉnh sửa phải đục phá tốn kém với việc sửa chữa các yếu tố khác trong nhà yến.
Tôi thường nhận nhiều thắc mắc “ tại sao khi nhiệt độ cao đã phun sương tạo ẩm trên 90-95% mà nhiệt độ vẩn cao không giảm” đây chính là điều đáng sợ cho nhà yến khi vướng vào trường hợp “ nhiệt độ cao ẩm độ cao” không những không có chim ở mà chỉ trong thời gian nhanh chóng là ván bị nấm mốc xâm hại ngay. Những nhà yến ở Miền Trung dể bị vào mùa nắng nóng.
==> Thiết kế nhà yến là yếu tố quan trọng bậc nhất để đạt được căn nhà yến thành công.
3. Nuôi yến tại vùng lạnh

Trong 2-3 tháng mùa đông, có từng đợt rét lạnh xảy ra vài ngày, nhiệt độ xuống thấp dưới 18°C, sau đấy thời tiết trở lại bình thường, nhiệt độ giao động từ 20-25°C. Ở nhiệt độ này chim yến vẩn sinh hoạt kiếm ăn, tung cánh vươn mình lên trời cao nắng ấm săn mồi. Chim yến không rời nhà lúc sáng sớm mà chờ đến khi mặt trời lên cao có nắng chiếu, chúng bay vút ra ngoài lên cao và đi xa đến những vùng có nhiệt độ cao hơn để săn tìm mồi ăn côn trùng. Chiều chúng về sớm, những ngày có mưa phùn gió rét thổi, chúng bay thật nhanh ép mình cách những dảy tường nhà 50-100 cm để khi đến nhà là chúng quẹo quập vô.
Cũng như các loài động vật khác, trong những ngày rét đậm nhiệt độ xuống càng thấp thì các loài động vật rất cần năng lượng để chống chọi cái lạnh.
Chim yến chết vì không có mồi ăn, không có đủ năng lượng để duy trì thân nhiệt đến mức thấp nhất đối kháng với cái lạnh thì chim yến chết. Để duy trì sự sống, chính chim yến phải tự đi săn tìm mồi ăn côn trùng ngay khi có thể trong những ngày mưa phùn gió lạnh hoặc do chính chủ nhà yến mang lại.
4. Ánh sáng cho nhà yến
Các nhà Điểu học của nước ta đã khảo sát và xác định chim yến chỉ sống và làm tổ trong hang đảo, trong nhà yến là những nơi có ánh sáng dưới 50 lux. Chim yến không sống ở những nơi hoàn toàn tối “0 lux”, sống và làm tổ ở những nơi lờ mờ tối có ánh sáng từ 0,2 lux trở lên tuy nhiên không xác định bao nhiêu là phù hợp.
Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chim yến vào ban ngày sau thời kỳ chim quẹt nước bọt làm tổ, là thời kỳ chim đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc nuôi con. Khi làm nhiệm vụ duy trì nòi giống, chim yến phải bảo vệ tổ, bảo vệ chim non nên không thích tổ bị nhìn thấy, tổ bị ánh sáng chiếu chim cảm nhận thấy không an toàn. Đây cũng là đặc điểm của những loài chim sống trong hang động giấu tổ để bảo vệ bản thân và chim non khỏi kẻ thù. Khi đẻ và ấp trứng chim chọn những nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, thường chọn những nơi lờ mờtối. Nhờ đặc điểm này mà những loại chim khác như én nhạn, yến cỏ, se sẽ, bồ câu và những chim dữ như cắt, đại bàng, diều hâu và két không xâm nhập vào nơi trú ở của chim yến quấy rối và giết hại.
Trong nhà yến, ánh sáng tối đến “0 lux”, môi trường và âm thanh, mùi sinh cảnh đạt, nếu như cần chổ cư trú và sinh sản, chim yến cũng sẽ chỉ cư trú ở các khu vực gần lổ ra-vào, phòng bay dạo và khu vực lổ thông tầng nơi trong nhà yến có độ sáng lớn hơn “0,2 lux”. Ở khu vực này nếu như không có đóng ván, chim buộc lòng phải làm tổ trên tường, gốc nhà yến.
Những nơi có ánh sáng lờ mờ tối 0,2 lux trở lênnày thường nằm ở phía sau những vật bị chiếu sáng như sau những tấm ván nên chim yến thường tập trung ở và làm tổ ở các vùng tối này.
Ánh sáng trong nhà yến hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng hay màu sắc của tổ yến. Màu sắc của tổ yến bị tác động bởi ẩm độ và tình trạng vệ sinh trong nhà yến.
5. Độ ẩm trong nhà yến

Chim yến sống tốt trong nhà yến, chấp nhận được ở nhiệt độ không quá 32oC và không thấp hơn 20oC. Độ ẩm trên 65% là chim yến chấp thuận ở được trong nhà yến tuy nhiên khi làm chim làm tổ sinh sản. Theo nhiều thăm dò, độ ẩm phải trên 73% chim mới làm tổ được, nếu không chim sẽ rời bỏ nơi cư trú để đến những nhà yến khác có môi trường độ ẩm phù hợp vì dưới độ ẩm này, nền tổ yến bị bong tróc không dính được vào vách hang hay tấm ván.
Độ ẩm này phải xuyên suốt trong cả thời gian chim khởi đầu quẹt nền tổ, sinh sản, ấp trứng, chăm sóc nuôi dưỡng chim non. Trong những đàn chim yến, việc sinh sản duy trì nòi giống diển ra liên tục trong suốt năm mặc dù trong năm là có những lúc vào vụ chính và vụ phụ sinh sản nên độ ẩm trong nhà yến phải duy trì liên tục và thường xuyên ngày và đêm kể từ khi nhà yến hoạt động.
6. Tạo mùi cho nhà yến
– Việc thiết lập hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà yến là yếu tố quan trọng góp phần trong việc thành công của nhà yến. Mùi nhà nuôi yến là yếu tố giữ chim yến ở lại lưu trú vì chim yến có đặc tính phụ thuộc vào mùi quen thuộc để trở về.
– Sau khi tiến hành lắp đặt trang thiết bị, bạn phải cần phải giải quyết mùi và tạo mùi cho nhà yến mới. Vệ sinh sạch sẽ và giải quyết các mùi xi măng bằng các chất tẩy mùi xi măng, để chim yến tin tưởng nhà yến của bạn là nơi an toàn để sinh sống và làm tổ.
Thiết bị tạo mùi nhà yến– Một khi nhà yến đã có chim ở ổn định, tùy theo công trình và điều kiện mà chọn lựa các dung dịch để phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi như : Bột tạo mùi, dung dịch Aroma 5lits, dung dịch Ecowood, dung dịch tạo mùi Love Potion,… và phân chim yến thật. Chủ nhà yến cần tạo mùi cho nhà yến theo định kỳ để quyến rũ chim ở lại, sinh sôi, nảy nở giúp việc lôi cuốn chim đạt đạt kết quả tốt tối đa và tăng năng suất rất nhanh.
– Mùi bầy đàn chim yến được duy trì thường xuyên định kỳ 2 lần/tháng trong 3 tháng trước tiên khi nhà yến đi vào hoạt động và 1 tháng/lần trong thời gian sau 3 tháng đến lúc chim ở ổn định.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
Xem thêm: https://nhayen.vn/sup-yen-sao-bo-cau-non-co-nen-an-hay-khong/
Xem thêm: https://nhayen.vn/yen-sao-chung-sua-trung-cho-be-me-de-lam/
Xem thêm: https://nhayen.vn/to-yen-chung-tao-do-mon-an-bo-duong-ma-don-gian/
Mai Hương – Tổng hợp và chỉnh sửa
Nguồn: yensaophuongdong.com, hiephoiyensao.com, dungcatyen.vn