Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại yến sào và chúng được phân chia theo nhiều tiêu chí với giá thành và chất lượng khác nhau. Cụ thể, người ta phân loại yến sào như thế nào? Hy vọng với bài viết này bạn có thể dễ dàng chọn lựa sản phẩm yến sào phù hợp với gia đình mình.
1. Phân loại yến sào theo màu sắc
Lý do tại sao tổ yến có màu khác nhau vẫn còn là một chủ đề tranh cãi. Theo dân gian nước ta người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn không đủ phải sử dụng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Việc làm này lý giải cho mầu sắc đỏ hoặc hồng cũng giống như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên nhiều giả thuyết về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được nghiên cứu.
Ngoài ra, khi tổ Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng sản sinh ra màu đỏ của tổ Yến. Tuy nhiên loại Yến huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương tự với Bạch yến (tức 7 – 9 lần)

Huyết Yến (Blood Nest)
Ðây là loại tổ yến có màu đỏ tươi và là loại đắt tiền nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này. Và nếu như có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường toàn cầu.
Hồng Yến (Pink Nest)
Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng sắc màu có khả năng chuyển đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Bạch Yến (White Nest)
Bạch Yến là loại tổ yến thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả 3 loài yến kể trên) bán trên thị trường toàn cầu chiếm khoảng 90% tổng số lượng tổ yến trên thị trường..
2. Phân loại yến sào theo nguồn gốc xuất xứ

Yến nuôi trong nhà: Dùng kỹ thuật công nghệ tối tân để cấy ghép những chiếc chân yến sào lên trần nhà, tường nhà. Do chúng ta xây dựng (thường ở gần biển) để dụ chim yến đến làm tổ. Điều này sẽ giúp chúng ta làm chủ chim yến dễ hơn.
Yến đảo: Yến đảo được tạo ra nhờ quá trình làm tổ của chim yến ở các hang động, vách đá cao gần biển.
Bởi vì điều kiện môi trường và khí hậu tự nhiên khắc nghiệt hơn. Có thể tổ yến đảo thường sở hữu nhiều lông và tạp chất hơn, cấu tạo cũng cứng và nặng hơn. Quá trình khai thác tổ yến đảo phức tạp hơn tổ yến nhà nên sản lượng cũng ít hơn. Giá tiền cũng vì thế mà cao hơn.
3. Phân loại yến sào theo hình dạng tổ yến

Hình dạng của tổ yến cũng là một trong những cách phân loại yến sào cơ bản:
Tổ yến dạng cup: Hình dạng vẫn còn nguyên, là loại yến có kích thước lớn nhất
Tổ yến có dạng hình tam giác: Quan sát bên ngoài sẽ thấy tổ yến dạng tam giác bị thiếu đi 2 đầu chân. Tổ yến có kích thước trung bình.
Chân tổ: Chân tổ là một phần nhỏ của tổ yến, là nơi giúp tổ yến có thể bám vào bề mặt vách tường hay trần nhà. Phần chân tổ có độ dày và cứng cực kì cao, kích thước nhỏ.
Bánh: đây là tổ yến vẫn còn non và quá trình hoàn thành tổ vẫn chưa xong. Bánh có dấu hiệu nhỏ và mềm như cái bánh, kích thước khá nhỏ.
Tuy có những bí quyết chia loại yến sào không giống nhau, tuy nhiên nhìn chung các kiểu yến sào đều có chứa những thành phần dinh dưỡng và tác dụng tương đối giống nhau.
Tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại yến phù hợp với bản thân và gia đình nhất.
4. Phân loại theo quan niệm dân gian
Nghề khai thác Yến tại nước ta đã có hàng trăm năm tuổi và đóng góp không nhỏ vào nguồn thu của các địa phương được thiên nhiên ban tặng sản vật này. Những người thợ Yến và buôn bán Yến chuyên nghiệp thường phân biệt theo đẳng cấp như:
- Huyết (Đỏ, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu đỏ)
- Hồng (Màu hồng, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu hồng)
- Quan (To, khoảng 10g trở lên)
- Thiên (Ở trên cao, tổ trắng, từ 8 – 10g)
- Bài (Yến nhỏ hơn 6- 7g)
- Địa (Nằm dưới cùng của vách núi, đen, bẩn)
- Vụn (Tổ yến bị vỡ do khai thác hoặc vận chuyển)
Chắc hẳn bạn đã biết một số cách phân loại yến sào sau khi đọc bài viết này phải không? Chúc bạn có thể chọn lựa được loại tổ yến phù hợp với túi tiền của mình nhé! Đừng quên đón đọc những chia sẻ của nhayen.vn nha
Xem thêm: https://nhayen.vn/mua-yen-sao-tai-da-nang-top-6-dia-chi-uy-tin/
Xem thêm: https://nhayen.vn/top-11-dia-chi-mua-yen-sao-o-tp-hcm-uy-tin-nhat/
Xem thêm: https://nhayen.vn/muon-mua-yen-sao-o-ha-noi-den-ngay-8-dia-chi-nay/
Mai Hương – Tổng hợp và chỉnh sửa
Nguồn: sieuthiyensao.com, yensaoyenloan.com